Nhiều người thường hoảng hốt bởi không may giẫm hoặc bị vật nhọn có nghi dính máu HIV đâm phải. Lúc này, bạn cần phải làm gì khi rơi vào tình huống như vậy?
Thông thường, nếu bị giẫm phải kim tiêm có dính máu HIV thì người đó lo sợ và cố nặn máu ra càng nhiều càng tốt. Nhưng cách này là hoàn toàn sai lầm bởi virus HIV sẽ không thể ra khỏi cơ thể mà ngược lại còn làm tăng khả năng nhiễm của virus HIV.
Thuật ngữ “phơi nhiễm HIV” chắc là đã có nhiều người nghe đến. Phơi nhiễm HIV có nghĩa là 1 người có nguy cơ lây nhiễm HIV nếu tiếp xúc hở với mầm bệnh, không phải trường hợp nào tiếp xúc với mầm bệnh cũng được coi là “phơi nhiễm”. Nếu như có quan hệ tình dục không an toàn với mầm bệnh và đường máu thì đây chính là 2 trường hợp “phơi nhiễm” phổ biến nhất. Có nhiều trường hợp, mắc phơi nhiễm chưa chắc là bạn đã dính HIV.
Hiện nay trên thế giới đã có thuốc kháng virus để giảm tỷ lệ “chuyển giao” từ phơi nhiễm sang lây nhiễm. Điều này chắc chắn sẽ khiến bạn yên tâm hơn, do vậy phát hiện càng sớm càng tốt và thực hiện quy trình xử lý phơi nhiễm khi bị bơm kim tiêm nghi dính máu HIV đâm phải. Cuối cùng thì hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để xét nghiệm và điều trị phơi nhiễm HIV.
Xem thêm :
Những thực phẩm tăng cường sinh lực tốt nhất cho cả nam và nữ .
+ Nếu bị máu bắn vào mắt, mũi, miệng hoặc bề mặt da thì hãy nhanh chóng dùng nước sạch hoặc nước muối sinh lý để rửa, tránh sử dụng các chất sát trùng mạnh. Trong khoảng 5 phút hãy ngâm mắt và khịt mũi trong nước sạch, không nên chà sát mạnh khiến da bị tổn thương và làm tăng nguy cơ phơi nhiễm. Nếu máu chỉ bắn lên quần áo thì bạn chỉ cởi quần áo cho chúng vào túi nilong đi thiêu huỷ.
+ Nếu bạn bị giẫm hoặc bị đâm thì hãy thực hiện theo những bước sau đây:
- Nhẹ nhàng để lấy các vật gây tổn thương ra khỏi cơ thể, rửa sạch vết thương ở chỗ nước sạch gần nhất. Hãy để máu tự nhiên chảy ra theo chiều dòng nước, không được bóp hay nặn rồi sau đó sát trùng và rửa sạch.
- Tiếp theo, hãy dùng thuốc sát khuẩn để sát trùng rồi dùng băng gạc để băng bó lại.
- Phải đến các cơ sở y tế nhanh nhất trong vòng 24 giờ để được xử lý nhanh và đúng cách nhất. Hãy nói rõ với bác sĩ tình huống bị thương, cách sơ cứu của bạn.
- Sau khi giẫm phải kim tiêm nghi dính máu HIV thì phải làm xét nghiệm ngay sau khi xả ra tai nạn. Và sau 4 – 6 tuần, 3 tháng và 6 tháng phải thực hiện lại một lần nữa. Nếu sau 6 tháng, kể từ thời điểm xảy ra tai nạn, kết quả là âm tính thì có thể yên tâm là bạn không nhiễm HIV.
- Làm thêm các xét nghiệm khác trong tầm kiểm soát để ngăn ngừa bệnh một cách tốt nhất.
- Điều trị phơi nhiễm HIV trong thời gian tối thiểu là 4 tuần và thường sử dụng kết hợp 2 nhóm thuốc ARV.